Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Du lịch Hàn Quốc khi không chứng minh được thu nhập

 Hoi: Tôi năm nay 26 tuổi, làm nghề buôn bán tự do và đã lập gia đình. Nay tôi muốn đi du lịch Hàn Quốc nhưng chưa biết thủ tục và các tour cũng như điều kiện xin visa.
Hiện trong sổ tiết kiệm ngân hàng của tôi chỉ có khoảng 130 triệu đồng. Liệu tôi có đủ điều kiện du lịch được không? Mong chuyên mục tư vấn các điều kiện, thủ tục xin visa... Cảm ơn.Google Vietnam + ,Dịch vụ làm visa
TL:Công dân nước ngoài vào Hàn Quốc thường được yêu cầu phải có hộ chiếu hợp lệ và một thị thực Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhiều người được phép nhập cảnh miễn thị thực trong một thời gian hạn chế trong điều kiện nhất định. Chúng bao gồm:
● Công dân của các nước theo Hiệp định miễn thị thực (xem bảng 1, 2, và 3)
● Công dân của các nước và khu vực theo các nguyên tắc của tương hỗ và lợi ích dân tộc (xem bảng 4).
Có hai cách để bạn đi du lịch Hàn Quốc: mua tour của công ty du lịch hoặc đi du lịch tự túc. Do bạn không đề cập việc từng đi du lịch ở đâu chưa nên chúng tôi sẽ tư vấn chung cho trường hợp của bạn như sau.
Nếu mua tour của công ty du lịch, bạn bắt buộc phải đi và về theo lịch trình của đoàn. Trước chuyến đi bạn phải làm thủ tục xin visa vào Hàn Quốc.
Visa du lịch Hàn Quốc
Bạn có một bất lợi là chưa chứng minh được có công việc ổn định và thu nhập đều đặn từ công việc này.
Nếu thông tin về tài khoản cá nhân không chứng minh được khả năng tài chính cho chuyến đi, bạn hoàn toàn có thể xin bảo lãnh của bố mẹ ruột, tuy nhiên phải lưu ý những vấn đề sau:
+ Nộp kèm theo bản sao khai sinh chứng minh bạn là con ruột của ông bà.
+ Bản sao hộ khẩu, trong đó chứng minh bạn và bố mẹ ở chung một địa chỉ.
Theo Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, những điểm cần      lưu ý khi nộp hồ sơ:
+ Thời gian hữu hiệu của các hồ sơ khi nộp đăng ký xin cấp visa trong vòng ba tháng và phải nộp bản chính.
+ Nộp hình hộ chiếu được chụp trong thời gian sáu tháng gần nhất.
+ Tất cả giấy tờ do phía Việt Nam cấp phải được dịch sang tiếng Anh hoặc Hàn Quốc và công chứng rồi mới nộp.
+ Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận nộp thuế… phải được công chứng tại các văn phòng công chứng nhà nước.
Ngoài ra, các giấy tờ khác phải dịch sang tiếng Hàn Quốc hoặc tiếng Anh.
Hồ sơ người xin cấp visa chuẩn bị
1) Hộ chiếu (còn hạn ít nhất 6 tháng)
2) Đơn xin cấp visa (có dán một tấm hình 35 × 35)
3) Giấy tờ tùy thân
- Nhân viên công ty: giấy xác nhận nhân viên và giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty
- Học sinh: thẻ học sinh (bản sao) và giấy xác nhận học sinh
4) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính:
- Giấy nộp thuế thu nhập cá nhân cấp ba tháng gần nhất
- Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm xã hội cấp ba tháng gần nhất
- Giao dịch ngân hàng có thể hiện tiền lương cấp ba tháng gần nhất
- Chứng nhận sở hữu nhà cửa, đất đai, …
- Giấy xác nhận lãnh lương hưu
- Sổ tiết kiệm ngân hàng
Trong trường hợp nộp giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của bố mẹ hoặc của vợ (chồng) phải kèm theo giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình.
Lưu ý:
- Nếu nơi sinh trong hộ chiếu và hộ khẩu thường trú thuộc khu vực từ Đà Nẵng trở ra Bắc phải nộp tại Đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội.
- Nếu nơi sinh trong hộ chiếu thuộc khu vực từ Đà Nẵng trở ra vào phía Nam được nộp trong Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM cần bổ sung hộ khẩu thường trú thuộc trong khu vực từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam (dịch và công chứng tư phát.)
BackTrang chủ <<<<

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Tìm hiểu về Hộ chiếu & Visa

Hộ chiếu của Việt nam
Tìm hiểu về hộ chiếu  
Trang chủ | Bài viết liên quan

Hộ chiếu (passport) là một loại giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng do chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.

Hộ chiếu Việt nam hiện nay có thể chia làm 03 loại:

1. Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport): được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn visa nhập cảnh theo qui định của các nước đến. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng hộ chiếu phổ thông.

2. Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport): được cấp cho các quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.

3. Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport): được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.

Trở lại Trang chủ

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch năm 2008

Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, cụ thể như sau:
  1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  • a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
  • c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
  • d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
  • a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam”.
Trở lại Trang chủ

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Các trường hợp được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Thị thực Việt Nam

Giải bàn toán về thị thực nhập cảnh Việt Nam chắc không có khó khăn gì với mấy bạn chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên đối với anh chị em mới vào nghề chắc hẳn cũng còn nhiều khúc mắc. Để hiểu rõ vấn đề này xin mời các bạn tham khảo chi tiết bên dưới hoặc tham khảo tại trang sau : click here
Các đối tượng được áp dụng miễn thị thực :

  1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài 
  2. Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam
Các điều kiện để được áp dụng miễn visa :
  • Hộ chiếu (hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu) còn thời hạn ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh.
  • Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú của nước sở tại cấp còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

Trở lại Trang chủ